KHÁNH TRUNG QUÊ HƯƠNG TÔI
         Dù ai đã đến với Khánh Trung dù chỉ một lần thôi, thời gian dài hay ngắn đều có chung một cảm nhận tình người và đất nơi đây, luôn khắc ghi câu ca dao từ ngàn đời vẫn vang vọng “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”  người Khánh Trung từ thủa xa xưa đã xác định người Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, ở bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử thì người dân Khánh Trung luôn là những người có nghĩa cử cao đẹp.

         Hạt gạo cắn đôi cọng rau sẻ nửa, càng trong gian khó thì người dân quê tôi càng chung sức đồng lòng sẻ chia khó khăn, hành động nhân văn thấm đậm tình người vì cộng đồng xã hội. nơi quê nhà chúng tôi được biết các Hội đồng hương Khánh Trung ở mọi miền của Tổ quốc đã ủng hộ tinh thần vật chất, nhu yếu phẩm ở nhng nơi đang cư trú để giúp đỡ đồng bào chung tay phòng chống đại dịch covid 19.


Nhân dân, cán bộ xã Khánh Trung ủng hộ phòng chống dịch covid-19

         Truyền thống quí báu đó được hình thành và bắt nguồn từ ngàn xưa lúc ấy còn là vùng lau sậy, đất bồi ven biển do diên điền viên Nguyễn Công Trứ khai hoang lấn biển lập nên dáng vóc của Khánh Trung hôm nay. Chuyện kể lại rằng lúc đó khó khăn do thiên tai hạn hán, dịch bệnh nhưng những người dân luôn đoàn kết một lòng, tất cả người dân đều như một để chống lại kẻ thù chung. Những năm của thế kỷ thứ 19 dù rất khó khăn song để phục vu nhu cầu sinh hoạt của cộng đồng dân cư ở thôn Giáp Đông có cụ Cửu Đệ tự bỏ công sức tiền bạc ra để làm đường, bc cầu dân sinh từ những thước đá để giao thông qua li khu ấy trong những năm kháng chiến chống pháp đã đi vào lịch sử khu du kích anh dũng kiên cường, ở thôn Ốc một cụ Đoàn Nho nhận thấy rằng cần phải tạo dựng cho cư dân nơi này một lòng hướng thiện, tu nhân tích đức hướng về đạo phật. Bằng tích lũy từ nghề làm cốm từ hạt lúa nếp Hạt cau và trồng trầu chữa bệnh cho nhân dân cụ đã giành dụm cất lên một ngôi chùa với tên gọi là Kiến An Đông Tự, hôm nay có tên gọi là chùa Kiến Ốc ở nơi này trong những năm kháng chiến trở thành trụ sở Ủy ban hành chính xã và nơi nuôi giấu cán bộ hoạt động bí mật, lúc đó nhà sư Thích Thanh Thiệu giả người tu hành để hoạt động bí mật là một trong các đồng chí của Đảng bộ xã Khánh Trung. Năm 1947 cũng chính nơi đây ngày 24 tháng 6 năm 1969 đã được đón cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng về thăm xã điển hình của phong trào năm văn hoá của miền Bắc xã hội chủ nghĩa lời Thủ tướng căn dặn còn vang vọng mãi ngàn sau.

Ni sư Thích Đàm Toàn, Trụ trì chùa Kiến Ốc ủng hộ chốt kiểm dịch y tế phòng chống dịch covid-19 tại bến đò Tam Tòa, xã Khánh Trung

         Tiếp nối truyền thống tổ tiên cha ông, các thế hệ đi trước, người dân Khánh Trung luôn một lòng một dạ đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, một lòng sắc son theo Đảng chỉ đường dẫn lối, chung sức đồng lòng xây dựng quê hương, quyết tâm phấn đấu với nỗ lực cao nhất để xây dựng xã Khánh Trung đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao tiến tới xã nông thôn mới kiểu mẫu, đang rất mong sự giúp đỡ và ủng hộ của con em quê hương ở mọi miền Tổ quốc!    

Đồng chí: Phạm Ngọc Duân - HUV, Bí thư Đảng ủy, chủ tịch HĐND xã
  • Từ khóa :
BẢN ĐỒ TP NINH BÌNH

Tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập